Thiết kế nội thất văn phòng là một trong những dịch vụ rất hot hiện nay vì vậy có khá nhiều người muốn theo đuổi nghề này; và mở một văn phòng thiết kế kiến trúc chuyên nghiệp. Vậy việc Mở văn phòng thiết kế kiến trúc có khó không? Và cần những tiêu chí nào để có thể hoạt động hiệu quả; ngay sau đây mời quý vị cùng tham khảo bài viết phân tích chi tiết.
Tiêu chí mở văn phòng thiết kế kiến trúc
Thực ra ngành kiến trúc là một ngành khá kén người; không phải ai cũng có thể kiến tạo nên những ngôi nhà là tổ ấm của rất nhiều người. Không đơn thuần là học vài ba khóa học rồi bạn trở thành kiến trúc sư; đó phải là quá trình dài để bạn trau dồi kiến thức sách vở và cũng mất vài năm để trải nghiệm cùng thực tế. Nếu bạn cảm thấy mình đủ chín chắn, đủ kinh nghiệm và kiến thức rồi mới nên mở văn phòng.
Tiêu chí quan trọng nhất chính là khả năng của bạn, ngoài ra thì còn thêm một số tiêu chí khác như:
Nhận sự các phòng ban đầy đủ
Văn phòng làm việc cần có thêm nhân sự bởi vậy bạn cần phải chuẩn bị nhân sự cho tốt để bộ máy được vận hành trơn tru. Nhân sự cho văn phòng kiến trúc không phải dễ tìm; phải là người có chuyên môn và giàu kinh nghiệm thì càng tốt.
>>> Xem ngay những nguyên lý thiết kế văn phòng bạn cần phải biết!
Tài chính đâu tư phát triển văn phòng
Khả năng tài chính để trả lương nhân viên; để tạm ứng trước cho những công trình bởi trong quá trình làm việc nếu không có nguồn vốn vững thì sẽ làm bạn bị động. Ký kết hợp đồng thiết kế với khách có thể họ sẽ chưa thanh toán hết, nên bạn sẽ phải chủ động về mặt này.
Tham khảo ngay >>> Báo giá chi phí thiết kế văn phòng
Chuẩn bị hồ sơ thiết kế văn phòng kiến trúc
Chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ sau nếu như muốn thành lập văn phòng kiến trúc:
- Giấy đề nghị thành lập văn phòng kiến trúc (có thể tham khảo theo mẫu);
- Điều lệ của văn phòng kiến trúc (có thể tham khảo theo mẫu);
- Danh sách các cổ đông, thành viên (có thể tham khảo theo mẫu);
- Bản sao công chứng các loại chứng chỉ hành nghề thiết kế, kiến trúc;
- Bản sao công chứng chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu còn hạn hoặc thẻ căn cước công dân của các cổ đông hoặc thành viên;
- Chứng chỉ hành nghề đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện và phải có chứng chỉ như: giám sát thi công, thiết kế công trình,…
- Quyết định bổ nhiệm quản lý/ người đứng đầu văn phòng kiến trúc;
- Hợp đồng lao động đối với các lao động không phải là cổ đông hoặc thành viên góp vốn nhưng lại giữ chức vụ quản lý của văn phòng kiến trúc;
- Một số tài liệu khác có liên quan nếu pháp luật yêu cầu.
Khách hàng quen biết
Nguồn khách hàng ổn định thông qua các mối quan hệ; các hoạt động làm marketing để văn phòng của bạn có thể an tâm hơn về mặt dự án.
Và nếu bạn là chủ thì quan trọng nhất chính là cái tâm đối với nghề; và khẳng định sự uy tín thông qua chất lượng dự án mà bạn làm cho khách hàng. Hiện nay có rất nhiều đơn vị thiết kế kiến trúc nên khách hàng sẽ chỉ chọn những đơn vị nào có cách làm việc chuyên nghiệp và uy tín mà thôi. Do đó cách duy nhất để văn phòng thiết kế kiến trúc của bạn bền vững đó là mang lại giá trị thật cho khách hàng!
Nếu công trình của bạn có đập phá, tháo dỡ thi công phần thô chúng tôi có đối tác xây dựng lâu năm : Sửa chữa nhà Nga Việt sẽ giúp các bạn. Hotline : 0908 636 098.